Trải qua hàng triệu năm nhưng đá quý vẫn khiến con người phải say đắm bởi vẻ đẹp đầy mê hoặc và quý hiếm của nó. Ngày nay, đá quý lại càng có giá trị và tính ứng dụng cao hơn khi các chuyên gia chế tác tìm thấy được vẻ đẹp tiềm ẩn của chúng khi gắn trên trang sức. Vẻ đẹp của đá quý vừa toát lên sức hút mạnh mẽ, vừa mang đến sự sang trọng và quý phái cho người đeo.
Vậy bạn đã biết đá quý là gì? Có những loại đá quý nào hiện nay? Các loại đá quý thường được sử dụng trong ngành công nghệ trang sức gồm những gì? Hãy cùng Cirila Diamond tìm hiểu chi tiết hơn qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
1. Đá quý là gì? Đặc điểm và phân loại các loại đá quý
1.1. Đá quý là gì?
Đá quý là tên gọi chung chỉ những loại khoáng vật quý hiếm và có nguồn gốc trong tự nhiên. Những loại khoáng vật này được hình thành bởi quá trình địa chất hóa hoặc hoạt động của các loại sinh vật.
Trong tự nhiên có khoảng hơn 3 nghìn loại khoáng chất khác nhau, nhưng không phải tất cả đều được gọi là đá quý. Chỉ một số ít trong đó mới được gọi là đá quý, đủ điều kiện để gia công sử dụng để làm đồ trang sức hoặc làm đẹp.
Hầu hết mọi loại đá quý được tìm thấy từ lớp vỏ trái đất lẫn trong các loại khoáng vật. Một số loại đá quý khác lại được tìm thấy là có nguồn gốc từ động vật như ngọc trai, hổ phách… Mặc dù không có tính bền như đá quý khoáng sản nhưng chúng lại dễ chế tác hơn.
1.2. Đặc điểm của đá quý
Đá quý thường có một số đặc điểm nổi bật như sau:
- Màu sắc của đá quý thường rất đẹp và thu hút, đó là lí do mà con người luôn bị hấp dẫn bởi sức hút của những viên đá quý đó và quyết định mua.
- Độ cứng và độ bền với thời gian của đá quý được đánh giá cao tương đương với kim cương.
- Khả năng phản xạ và khúc xạ với ánh sáng của đá quý cực tốt, giúp chúng trở nên lấp lánh và huyền ảo hơn.
- Giá trị của những viên đá quý thường rất cao, đặc biệt là với những viên đá quý quý hiếm trong tự nhiên.
- Vì được hình thành trong tự nhiên nên những viên đá quý có những hình dáng rất đa dạng. Do đó, những viên đá quý thô phải trải qua quá trình gia công mài dữa dể có được giác cắt góc cạnh đẹp nhất.
1.3. Phân loại đá quý
Để phân loại đá quý, người ta thường dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Cụ thể là:
- Phân loại đá quý theo bảng chữ cái
- Phân loại trên cơ sở thực tiễn dựa trên các đặc điểm và tính chất vật lý
- Phân loại đá quý dựa theo nguồn gốc
- Phân loại đá quý dựa trên thành phần hóa học
- Phân loại theo hình thái tinh thể học
- Phân loại đá quý theo hình thức sử dụng
- Phân loại đá quý hỗn hợp
2. Ý nghĩa đặc biệt của các loại đá quý là gì?
Trải qua hàng nghìn năm tích nạp năng lượng trời đất, những viên đá quý mới dược hình thành. Và đó cũng là lí do mà đá quý được coi như một chiếc bùa hộ mệnh với ý nghĩa tâm linh, bình an cho sức khỏe.
2.1. Ý nghĩa tâm linh:
Theo phong thủy, đá quý là loại đá biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, bền vững và viên mãn của tình yêu đối lứa. Với ý nghĩa đó, những viên đá quý dần trở thành món quà tặng đặng biệt của những cặp vợ chồng, như một minh chứng cho tình yêu son sắt và nồng cháy của họ.
Ngoài ra, việc đeo trang sức đá quý còn giúp cải thiện sinh khí và năng lượng trong cơ thể, giúp sức khỏe được cải thiện, tinh thần được sảng khoái, không còn âu lo, mệt mỏi. Nhờ đó mà thần sắc cũng trở nên tươi tắn, mọi chuyện cũng được tích cực hóa hơn.
2.2. Công dụng đối với sức khoẻ:
- Đối với sức khỏe, những viên đá quý thường được sử dụng trong trị liệu tinh thần, giúp thanh lọc tinh thần, đào thải năng lượng tiêu cực từ cả thể chất lẫn tâm hồn, Nhờ vậy mà con người cảm thấy trẻ khỏe, tự tin và yêu đời hơn.
- Ngoài ra, đá quý còn được xem là loại thuốc quý giúp tích lũy năng lượng, ngăn ngừa bệnh tật, hỗ trợ điều trị một số bệnh như bệnh khớp, bệnh tim, bệnh mất ngủ, suy giảm trí nhớ…
- Bất cứ ai cũng có thể sử dụng bột đá như một bài thuốc với sức khỏe, không phân biệt lứa tuổi, giới tính.
- Với mỗi một viên đá khác nhau sẽ có những đặc tính và công dụng khác nhau. Đồng thời nó cũng phụ thuộc vào độ quý hiếm, vào sự tích nạp bao nhiêu tinh túy của đất trời, thiên nhiên.
3. Các loại đá quý thường dùng trong trang sức
3.1 Đá Ruby
Đá Ruby được biết đến là một trong những loại đá quý quý hiếm với sắc đỏ rực rỡ. Độ rực màu càng lớn thì giá trị sở hữu của đá ruby càng cao, càng hấp dẫn nhiều người.
Loại đá ruby có giá trị cao nhất là đá ruby huyết bồ cầu, sỏ hữu sắc đỏ tươi sống động pha cùng ánh tím nhè nhẹ. Xét theo thang điểm độ cứng của Mohs thì đá ruby đạt 9/10 điểm chỉ sau kim cương, nhưng độ bền và khó hư hỏng có khả năng còn cao hơn cả kim cương. Ở phương Tây, đá ruby thường được người ta sử dụng làm vật đính ước trong hôn lễ mang theo những ước nguyện hạnh phúc vĩnh cửu.
3.2 Kim cương
Kim cương được xem là một trong những loại đá quý tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực và sự giàu sang. Có đến khoảng 49% số kim cương tự nhiên được khai thác ở khu vực Nam Phi và Trung Phi. Theo thang điểm chuẩn về độ cứng Mohs, kim cương đứng đầu với độ điểm tuyệt đối 10/10, chống vỡ xước tuyệt vời.
3.3 Đá ngọc lục bảo
Không phải viên đá quý nào cũng sở hữu được màu sắc tinh khiết. Đồng đều và độ rực màu sống động như đá ngọc lực bảo. Khác xa với những loại đá quý hiện nay, Ngọc Lục Bảo không bị lẫn tạp chất bên trong. Nên vẻ đẹp thanh thoát và tinh khiết của viên đá quý này là cực kỳ quý hiếm.
Độ cứng của loại đá quý này cũng được đánh giá cao, đạt từ 7.5 -8/ 10 thang điểm Mohs.
3.4 Đá Sapphire
Đá Sapphire có lẽ không còn là loại đá đắt tiền xa lạ. Loại đá này thuộc họ corundum như vàng, xanh lục, tím, hồng, xanh lam….Đặc biệt là những viên đá quý có màu gần với xanh dương nhất sở hữu độ rực màu cực sống động và đây cũng là những viên kim cương có giá trị sở hữu cao nhất.
Giống như đá ruby, đá sapphire cũng được đánh giá cao về độ cứng và bền đạt chuẩn 9/10 thang điểm Mohs. Chính vì thế mà ứng dụng của loại đá quý này trong ngành công nghiệp trang sức và thiết kế nghệ thuật rất phổ biến.
Tại Việt Nam, có rất nhiều mỏ đá Sapphire được tìm thấy và hiện nay vẫn còn hoạt động ở một số nơi như Nghệ An, Lâm Đồng, Đắk Lắk…
3.5 Đá cẩm thạch
Đá cẩm thạch với đa dạng sắc màu khác nhau như đỏ, cam, vàng, nâu, đen, trắng, tím… Đây là loại đá có khả năng chống ăn mòn tuyệt vời, là vật liệu lí tưởng cho ngành công nghiệp trang sức. Mang đến những thiết kế phá cách cùng ý nghĩa phong thủy độc đáo nhất.
3.6 Đá hổ phách
Một điểm đặc trưng của đá hổ phách mà bất cứ viên đá quý nào cũng không thể có. Đó chính là đá Hổ Phách chứa các sinh vật như lá cây, côn trùng… Bị dính nhựa và sau một thời gian trở thành hóa thạch.
3.7 Đá thạch anh
Thạch Anh thường có nhiều màu sắc tinh tế như Thạch Anh Vàng, Thạch Anh Tím, Thạch Anh Hồng,… Tính theo thang điểm độ cứng Mohs, đá thạch anh đều đạt 7 điểm. Vì thế, đây là một nguyên liệu tuyệt vời cho các món trang sức đá đắt tiền.
Chúng là một trong các loại đá quý được ưa chuộng trong phong thủy. Để cân bằng cảm xúc, giữ vững tinh thần và hàn gắn tình cảm trong hôn nhân.
4. Cách nhận biết đá quý trong tự nhiên
Đá quý không chỉ có giá trị vật chất cao mà giá trị phong thủy cũng rất ý nghĩa. Đó là lí do mà trước khi mua, bạn cần tìm hiểu kĩ càng để nắm bắt được tất cả. Dưới đây là một số cách phân biệt ngọc quý thật và giả
4.1 Đốt dưới ngọn lửa:
Một cách đơn giản đó chính là đốt đá quý dưới ngọn lửa. Bởi viên đá giả bằng nhựa sẽ dễ bị chảy, còn đá thật có khả năng chịu nhiệt tốt nên không bị ảnh hưởng.
4.2 Thử độ mát:
Thường thì những viên đá tự nhiên sẽ có độ mát hơn đá nhân tạo.
4.3 Thử độ cứng:
Tùy thuộc vào độ cứng của mỗi viên đá quý mà bạn có thể sử dụng móng tay hoặc vật sắc nhọn chà lên bề mặt đá. Những viên đá tự nhiên có độ cứng cao hơn đá giả nên thường sẽ không bị trầy xước.
4.4 Phương pháp giám định:
Đối với những loại đá quý có giá trị cao, bạn chỉ nên mua nếu sản phẩm kèm đầy đủ các giấy tờ kiểm định. Hoặc bạn có thể đem đến các trung tâm giám định chất lượng đá để xác định.
4. Cách bảo quản và vệ sinh trang sức đính đá quý
Hẳn không ít người chán nản vì những viên đá quý đính trên trang sức thường bị mờ và không còn lấp lánh như trước. Dù bạn có làm gì thì cũng khó khôi phục lại vẻ đẹp ban đầu. Ngoài việc hạn chế tác động và tiếp xúc của đá với hóa chất. Nên tuân thủ một thói quen chăm sóc những viên ngọc chu đáo hàng tháng.
4.1 Cách bảo quản trang sức đính đá
- Không đeo trang sức khi trang điểm vì hóa chất trong mỹ phẩm rất dễ làm hỏng và biến đổi màu sắc của đá.
- Không đeo trang sức khi sinh hoạt, làm việc nhà, đi ngủ….
- Không đeo trang sức đá quý trong 24 giờ một ngày.
- Tháo trang sức ngọc quý khi hoạt động mạnh, vui chơi thể thao để không bị va đập hay tác động ảnh hưởng đến chất lượng đá.
- Tháo trang sức đá cao cấp khi tiếp xúc với chất tẩy rửa, đặc biệt là những chất chưa dụng dịch ammoiniac.
- Không xếp chung các loại trang sức đá chung một hộp. Vì mỗi loại đá có một độ cứng khác nhau, dễ bị trầy xước.
- Tháo trang sức đá khi đi bơi hoặc tắm biển để không bị nước biển làm biến đổi màu đá, mất độ bóng.
- Không để đá quý dưới ánh nắng mặt trời để tránh làm mờ, mất độ bóng của đá.
4.2 Cách làm sạch trang sức đá cao cấp
Để làm sạch đá quý và trang sức đá cao cấp, bạn nên dùng bàn chải mềm. Hoặc miếng vải mềm, thấm một ít xà phòng gọi đầu để tẩy rửa. Lưu ý sử dụng nước ấm để vệ sinh tẩy sạch bụi bẩn trên mặt đá. Tuyệt đối không sử dụng bàn chải sắc để rửa đá.
Hoặc nếu không có thời gian để làm sạch thì một lựa chọn khôn ngoan dành cho bạn. Là mang trang sức đến các cửa hàng nữ trang để bảo quản định kỳ.
Qua bài viết trên đây về các loại đá quý và trang sức làm từ các dòng đá. Cirila Diamond hy vọng đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức hơn về đặc tính, màu sắc, hình dạng, ý nghĩa. Và các loại đá cao cấp được sử dụng phổ biến trong ngành trang sức đá Việt Nam. Từ đó lựa chọn cho mình được loại đá phù hợp với mình.
Xem thêm nội dung khác:
- Đá Zircon – bí ẩn về loại đá quý được ví như “kim cương”
- Ngọc Bích – loại đá quý gắn liền với lịch sử văn hóa Trung Hoa
- Đá Garnet – biểu tượng cho sự sang trọng và quyền lực
- Ngọc trai – giá trị bậc nhất thế giới với vẻ đẹp vượt thời gian