Có nên kinh doanh tiệm vàng không? Mở tiệm vàng cần bao nhiêu vốn?

Kinh doanh vàng từ lâu đã được biết đến là một ngành nghề ổn định, hấp dẫn với nguồn thu nhập cao và lâu dài. Do đó, đây cũng là một trong những ngành nghề nhận được rất nhiều sự quan tâm của độc giả. Vậy mở tiệm vàng có những lợi thế và hạn chế nào? Làm thế nào để kinh doanh tiệm vàng thành công? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Cirila Diamond chia sẻ bí quyết kinh doanh tiệm vàng thông minh nhất bạn nhé!

1. Ưu điểm và nhược điểm của nghề kinh doanh tiệm vàng

Dù chịu ảnh hưởng của nền kinh tế, lạm phát và khủng hoảng nhưng giá trị cao và tính ổn định của vàng vẫn luôn được duy trì. Do đó, nhu cầu mua sắm vàng để làm trang sức hoặc đầu tư vẫn không ngừng tăng cao trong nhiều năm trở lại đây. Đặc biệt, đây cũng là hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận hấp dẫn bậc nhất hiện nay.

1.1. Ưu điểm khi kinh doanh tiệm vàng

Kinh doanh tiệm vàng hiểu một cách đơn giản chính là hình thức sử dụng tiền tệ. Để mua bán, giao dịch vàng giữa chủ cửa hàng và khách hàng. Lợi nhuận thu được dựa vào khoản chênh lệch giá vàng tại từng thời điểm mua – bán khác nhau.

Kinh doanh tiệm vàng mang lại nhiều lợi ích lớn, cụ thể là:

  • Tệp khách hàng rộng, phục vụ mọi đối tượng khách hàng, không phân biệt nam nữ, già trẻ, hay vùng miền….
  • Nguồn vàng cung ứng dồi dào, với đa dạng các mẫu mã, sản phẩm làm từ vàng. Cho phép người mua thoải mái lựa chọn theo yêu cầu, đồng thời cũng dễ dàng kinh doanh hơn.
  • Vàng có tính bền vững theo thời gian, do đó giá trị của vàng. Hầu như chỉ tăng và rất ít khi giảm hoặc giảm không đáng kể.

1.2. Nhược điểm khi kinh doanh vàng

Bên cạnh những ưu điểm trên đây, việc mở tiệm vàng cũng mang đến nhiều khó khăn cho những ai đang có ý định đầu tư và kinh doanh mặt hàng này. Cụ thể:

  • Mở tiệm bán vàng yêu cầu nguồn vốn phải mạnh để chuẩn bị cho việc thuê mặt bằng, decor, nâng cấp cơ sở vật chất, xin giấy phép và đặc biệt là lấy hàng….
  • Yêu cầu tìm hiểu kỹ về nguồn hàng trước khi mua, đảm bảo chất lượng vàng uy tín, đầy đủ giấy tờ chứng thực.
  • Cần nắm bắt kịp thời xu hướng mặt hàng, mang đến những sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, hợp gu của người mua.
  • Tìm kiếm đội ngũ an ninh bảo vệ nguồn hàng một cách chặt chẽ trước kẻ gian.

2. Điều kiện mở tiệm vàng kinh doanh

Khi xu hướng giá vàng vật chất đang ngày một tăng cao, nhu cầu tích trữ của con người ngày một lớn hơn. Thì việc mở tiệm vàng kinh doanh trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người. Tuy nhiên, việc mở tiệm vàng kinh doanh thực sự không hề đơn giản, yêu cầu nhiều điều kiện phức tạp mà nhà đầu tư cần đáp ứng.

có nên kinh doanh tiệm vàng không?

Nhà nước cũng đã có những quy định rất rõ ràng về việc mở cửa hàng kinh doanh vàng tại Việt Nam. Căn cứ theo Luật thương mại, kinh doanh vàng vật chất là ngành nghề có điều kiện. Để mở tiệm vàng kinh doanh, chủ đầu tư cần đáp ứng đầy đủ các quy định theo hướng dẫn của Nghị định 24/2012/ NĐ-CP:

  • Là cơ sở kinh doanh, công ty được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Có giấy đăng ký kinh doanh, ghi rõ lĩnh vực kinh doanh, mua bán trang sức vàng, mỹ nghệ.
  • Có cửa hàng, địa điểm cụ thể thực hiện kinh doanh mua bán vàng, trang sức.
  • Vốn điều lệ 100 triệu đồng trở lên.

Đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên đây, cơ sở kinh doanh tiệm vàng của bạn. Sẽ được ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoạt động.

3. Mở tiệm vàng cần bao nhiêu vốn?

Vàng là loại vật chất có giá trị cao, chính vì vậy khi đầu tư kinh doanh và mở tiệm vàng sẽ cần nguồn vốn rất lớn. Ngoài giá vàng thì khi mở tiệm vàng, chủ đầu tư cũng cần chi trả một số chi phí phát sinh khác. Vậy mở tiệm vàng cần nguồn vốn bao nhiêu? 1 tỷ hay 2 tỷ liệu có đủ để mở tiệm vang hay không?’

Mở tiệm vàng cần bao nhiêu vốn?

Điều này phụ thuộc vào khả năng tài chính, kế hoạch kinh doanh của nhà đầu tư. Từ đó mới ước lượng được con số chính xác nhất để kinh doanh tiệm vàng hiệu quả. Có một số khoản chi phí mở tiệm vàng mà nhà đầu tư nên lưu ý như sau:

3.1 Chi phí thuê mặt bằng

Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh tiệm vàng. Chỉ một mặt bằng tốt, nằm ở nơi đông khách, trung tâm giao thương…mới mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Tuy nhiên, đây cũng là những vị trí có mức chi phí thuê mặt bằng cao. Đặc biệt là diện tích mặt bằng càng cao thì giá thuê càng cao hơn. Ngoài ra thì với những nhà đầu tư thuê mặt bằng mở tiệm vàng cũng sẽ bị áp giá cao hơn.

3.2 Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị

Vàng là mặt hàng sở hữu giá trị cao nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị an toàn để bảo vệ là yêu cầu cần thiết. Một số máy móc thiết bị cần có là máy kiểm định, tủ kính, camera an ninh, hệ thống báo động….

3.3 Chi phí nhập hàng hóa

Tùy thuộc vào từng loại vàng hay trang sức khác nhau. Mà số vốn nhập hàng cũng sẽ khác nhau. Nhà đầu tư cần lựa chọn thật cẩn trọng đơn vị gia công uy tí. Để có được sản phẩm chất lượng, gia công đẹp, chiết khấu hấp dẫn để đảm bảo lợi nhuận thu về

3.4 Vốn điều lệ kinh doanh cửa hàng vàng tối thiểu 100 triệu đồng

Đây là một khoản chi phí mà nhà đầu tư nào cũng cần chuẩn bị trước theo quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào tiệm vàng của bạn mở tại huyện xã hay thành phố lớn, quy mô khác nhau mà yêu cầu về vốn điều lệ cũng có sự khác nhau. Ngoài vốn điều lệ thì tiệm vàng cần phải đóng thêm phí môn bài, thuế thu nhập cá nhân…

3.5 Chi phí thuê nhân công

Ngoài bảo vệ thì nhà đầu tư có thể thuê thêm nhân viên bán hàng có kinh nghiệm trong kiểm định. Hiểu về vàng để tư vấn và bán hàng tốt nhất.

5. Một số lưu ý khi kinh doanh tiệm vàng:

5.1.Hiểu đúng về đối tượng khách hàng mục tiêu

Đối tượng khách hàng mục tiêu của tiệm vàng thường là nhóm khách hàng có thu nhập cao. Mong muốn mua vàng để làm trang sức hoặc tích trữ đầu tư lâu dài. Do đó, nhà đầu tư cần biết cách nắm bắt đúng tệp khách hàng này để có hướng kinh doanh phù hợp. Lựa chọn đúng tệp khách hàng kết hợp với địa điểm kinh doanh tại các thành phố. Hoặc khu dân cư sẽ giúp quá trình kinh doanh thêm phần suôn sẻ và hiệu quả hơn.

Theo đánh giá của nhiều người thì việc kinh doanh tiệm vàng không bị lỗ vốn. Bởi vàng thực chất không bị biến đổi lượng và chất. Dù trải qua nhiều thời gian thì bạn cũng không cần lo lắng về sự tồn kho của vàng. Vì vàng vẫn giữ nguyên giá trị, thậm chí là tăng.

5.2. Chọn địa điểm kinh doanh

Khảo sát chọn được đúng địa điểm kinh doanh là một yếu tố rất quan trọng. Để chọn được địa điểm phù hợp, Cirila Diamond mách cho bạn một số gợi ý sau đây:

Chọn những mặt bằng kinh doanh thu hút khách hàng như khu vực đông dân cư, có nhiều người qua lại, khu vực mua bán sầm uất… Khảo sát khu vực xem xét các đối tượng cạnh tranh có hay chưa, đề ra kế hoạch cạnh tranh thông minh…

5.3. Đảm bảo về chất lượng và giá cả của sản phẩm

Tìm hiểu tổng quan về kinh doanh tiệm vàng, lựa chọn đơn vị cung ứng uy tín. Đa dạng mẫu mã và đầy đủ giấy chứng nhận chất lượng. Chỉ những sản phẩm đẹp mắt, mới mẻ theo xu hướng và giá cả phù hợp mới. Đảm bảo hiệu quả kinh doanh tiệm vàng tiếp cận được đến tệp khách hàng lớn nhất.

5.4. Lên ý tưởng cho cửa tiệm của bạn – kinh nghiệm quản lý tiệm vàng

Một tiệm vàng kinh doanh hiệu quả là một tiệm vàng luôn biết làm mới mình. Bởi những ý tưởng kinh doanh độc đáo, sáng tạo để thu hút được khách hàng. Một trong những cách hiệu quả là bạn có thể tự thiết kế các mẫu trang sức. Để vừa bắt kịp xu hướng, vừa đáp ứng nhu cầu cá nhân của khách hàng. Hoặc bạn cũng có thể truyền thông xây dựng thương hiệu cho cửa hàng của mình. Bằng cách áp dụng các chế độ ưu đãi, chăm sóc khách hàng, quảng cáo trên đa nền tảng mạng xã hội….

Trên đây Cirila đã giải đáp mọi thắc mắc về việc kinh doanh tiệm vàng. Và một số giải pháp giúp nhà đầu tư có được hướng kinh doanh chính xác và thông minh nhất. Tin rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn kinh doanh thành công!

Xem thêm nội dung liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *