Ai mà chẳng có một ước mơ có một đám cưới lãng mạn cùng những lời chúc phúc viên mãn của bạn bè, quan viên hai họ. Bởi lẽ, lễ cưới là bước ngoặt cuộc đời, đánh dấu sự sang trang mới với nhiều thử thách và trách nhiệm hơn. Trong văn hóa của người Việt, hôn lễ là một nghi lễ chính thức mà bất cứ cuộc hôn nhân nào cũng cần có. Chính vì vậy mà mọi thủ tục cưới hỏi cần đảm bảo triển khai đúng theo trình tự, đúng phong tục và tín ngưỡng.
1. Lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ là một trong những nghi lễ quan trọng nhất trong thủ tục cưới hỏi. Nhà trai sẽ xem xét ngày đẹp trời, thông báo cho nhà gái biết họ nhà trai sẽ đến dạm ngõ. Nhà gái chấp thuận chuyện nên duyên thân tình giữa 2 gia đình. Thì sẽ sắp xếp việc đón tiếp hoàn chỉnh để mọi việc diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn.
Lễ dạm ngõ cũng chính là dịp đầu tiên mà nhà trai và nhà gái có cơ hội gặp gỡ và trao đổi, thống nhất đi đến ngày giờ cưới hỏi, yêu cầu về lễ vật, lễ đen và các vấn đề cần thiết cho các nghi lễ sau này.
1.1 Trình tự diễn ra lễ dạm ngõ
Bao gồm nội bộ giữa hai bên gia đình như cô dâu, chú rể, bố mẹ và anh chị em ruột hai bên gia đình. Buổi lễ dạm ngõ diễn ra bắt đầu bằng việc nhà gái tiếp đón nhà trai, chuẩn bị sẵn không gian và trà bánh để mời khách. Nhà trai sẽ trao lễ cho nhà gái để nhà gái nhận lễ và mang lên thắp hương báo việc thành hôn của con cháu trong gia đình cho ông bà tổ tiên.
Sau đó, hai bên gia đình sẽ tiếp tục nói chuyện với nhau, bàn bạc về thời gian xem ngày, giờ tốt lành và các thủ tục chuẩn bị cho lễ ăn hỏi và lễ cưới sắp tới. Từ đó đi đến thống nhất và quyết định.
1.2 Lễ vật lễ dạm ngõ
Với mỗi miền Bắc – Trung – Nam thì sẽ có phong tục khác nhau, lễ vật dạm ngõ khác nhau. Cụ thể như:
- Miền Bắc: yêu cầu về lễ vật trên mâm lễ dạm ngõ ở miền Bắc thường phải có là cặp rượu, cặp trà, trầu cau và các loại bánh trái, hoa quả. Những lễ vật này được chuẩn bị theo số chẵn, tượng trưng cho ý nguyện muốn có đôi có cặp.
- Miền Nam: yêu cầu về lễ vật trong mâm lễ dạm ngõ ở miền Nam thường phải có bánh phu thê, cặp rượu/ trà, mâm ngũ quả, và đặc biệt là trâu cau têm cánh phượng thể hiện cho tình yêu lứa đôi.
- Miền Trung: yêu cầu về lễ vật trong mâm lễ dạm ngõ ở miền Trung thường phải có trầu cau và chai rượu/ chè lễ gói giấy đỏ. Một số nơi còn yêu cầu phải có các đặc sản của nơi đó trên mâm lễ như ở Bình Định với bánh Hồng Phú Yên.
2. Lễ ăn hỏi
Đây là buổi lễ nhằm thông báo chính thức giữa hai bên nội ngoại gia đình, họ hàng bạn bè về việc hứa gả con trai, con gái giữa hai bên gia đình. Các thủ tục cưới hỏi như ăn hỏi, xin cưới hay nạp tài cũng được thực hiện luôn trong ngày lễ ăn hỏi này.
2.1 Trình tự diễn ra lễ ăn hỏi
Sau khi bố mẹ hai bên lần lượt giới thiệu thành phần tham dự và thông tin cưới hỏi của 2 bên. Thì mẹ chú rể sẽ thay mặt nhà trai trao 30 chục trầu.
- Chục trầu đầu tiên là cho nghi thức ăn hỏi, chục trầu tiếp theo là cho nghi thức xin cưới và chục trầu cuối cùng là lễ nạp tài.
- Chục trầu đầu tiên là cho nghi thức ăn hỏi, chục trầu tiếp theo cho nghi thức xin cưới và chục trầu cuối cùng là cho lễ nạp tài.
- Đồ ăn lễ hỏi mà nhà trai mang đến sẽ được nhà gái thắp hương thưa chuyện với ông bà tổ tiên. Sau đó chia lại một phần được coi là lộc cho nhà trai và họ hàng nhà gái.
- Cuối cùng, cô dâu và chú rể ra mắt hai bên gia đình, rót nước, mời trầu các vị quan khách.
Ngày lễ ăn hỏi và lễ cưới cách nhau một khoảng thời gian ngắn. Phụ thuộc vào lựa chọn ngày của hai bên gia đình.
2.2 Lễ vật lễ ăn hỏi
Tùy thuộc vào nghi lễ và yêu cầu lễ vật ăn hỏi của từng vùng miền khác nhau mà số lượng tráp ăn hỏi sẽ khác nhau. Theo phong tục miền Bắc thì số lượng tráp ăn hỏi là số lẻ 3 – 5 – 7 – 9 tráp. Còn miền Nam thì số lượng tráp ăn hỏi sẽ là số chẵn 4 – 6 – 8 -10 tráp.
Tuy nhiên, lễ ăn hỏi của cả 3 miền đều có những điểm chung nhất định về những lễ vật cơ bản như sau: mâm trầu cau, thuốc lá, rượu chè, bánh ăn hỏi, mâm hoa quả, mâm xôi, mâm heo quay…
- 5 mâm lễ ăn hỏi bao gồm: rượu, thuốc lá, trầu cau, hoa quả, bánh cốm, chè. (có thể là bánh dẻo hoặc bánh nướng).
- 7 mâm lễ ăn hỏi bao gồm: rượu, thuốc lá, trầu cau, hoa quả, chè, bánh cốm, bánh phu thê, mứt sen.
- 9 mâm lễ ăn hỏi bao gồm: rượu, thuốc lá, trầu cau, hoa quả, chè, bánh cốm, bánh phu thê, mứt sen, xôi gấc và lợn quay.
Đây là một trong những nghi lễ trọng đại trong thủ tục cưới hỏi của cô dâu và chú rể. Tại buổi lễ này, cả hai gia đình đều mời khách hàng, quan viên hai họ đến dự tiệc và ăn uống, chúc mừng, sử dụng tiệc mặn.
Thông thường buổi lễ hỏi sẽ được tổ chức tại gia đình hai bên. Do đó, hai gia đình sẽ cần bàn bạc, thống nhất và lên kế hoạch làm lễ rước dâu, lễ gia tiên, ra mắt quan viên hai họ, rót nước mời khách và cuối cùng là chụp ảnh kỷ niệm.
3. Lễ thành hôn
Theo ngày giờ tốt lành đã được hai bên gia đình định sẵn từ trước, chú rể cùng gia đình sẽ được mời đến nhà gái mang theo xe hoa, hoa cưới để rước dâu về nhà chồng.
Cô dâu được trang điểm xinh đẹp, lộng lẫy trong bộ váy cưới và trang sức cưới lấp lánh. Còn chú rể sẽ lịch sự, trang trọng và trưởng thành trong bộ vest.
3.1 Lễ vu quy tại nhà gái
Nhà trai sẽ đến nhà gái, hai bên gia đình đón tiếp và giới thiệu về các thành phần tham dự. Sau đó, đại diện nhà trai mẹ chú rể sẽ dâng trầu xin dâu và xin phép gia đình cho chú rể được lên phòng đón cô dâu.
Cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau thắp hương cùng bố mẹ hai bên làm lễ gia tiên tại nhà gái và nhà trai xin phép được đưa cô dâu về bên nhà trai làm con, làm dâu trong nhà. Đại diện nhà gái đồng ý cho nhà trai rước dâu.
3.2 Lễ thành hôn tại nhà trai
Khi đi rước cô dâu về nhà trai, cô dâu và chú rể cùng thắp hương trước bàn thờ gia tiên nhà trai như một minh chứng cho tình yêu hôn nhân.
Sau đó, đại diện nhà trai sẽ có đôi lời phát biểu trước quan viên hai họ. Chú rể dắt cô dâu sang chào mẹ chồng, quan viên hai họ, trao quà cưới và sau đó là chung vui tiệc mặn cùng các chương trình văn nghệ đã chuẩn bị trước đó.
3.3 Trình tự lễ thành hôn tại khách sạn
Hai bên gia đình sẽ có mặt tại khách sạn từ 30 phút trước giờ bữa tiệc diễn ra để chào đón khách. Cô dâu tới khách sạn trang điểm và mặc váy cưới trong phòng chờ, mọi người hai bên gia đình sẽ chỉnh trang lại trang phục, kiểm tra lại lễ vật, sau đó cô dâu cùng chú rể sẽ cùng nhau đón tiếp khách mời, bạn bè.
Tại buổi lễ, MC sẽ giới thiệu buổi lễ thành hôn, giới thiệu gia đình hai bên và mời cô dâu chú rể cùng nhau bước lên lễ đường, hành lễ và ra mắt mọi người. Sau đó sẽ nâng ly chúc mừng từng bàn tiệc để chia vui. Cuối cùng, bố mẹ hai bên cùng với cô dâu và chú rể cảm ơn khách mời đã đến dự tại cửa ra vào của khách sạn.
4. Lễ lại mặt
4.1 Lễ lại mặt là gì? Lại mặt sau đám cưới bao lâu?
Lễ lại mặt hay còn biết đến với cái tên Lễ Nhị Hỷ. Đây là dịp chú rể đưa cô dâu về thăm gia đình mẹ đẻ để bày tỏ tình cảm với cô dâu khi chính thức phải xa gia đình. Đây cũng là dịp thể hiện lòng biết ơn với cha mẹ cô dâu khi đã có công sinh thành và nuôi dưỡng.
Thông thường, lễ lại mặt sẽ được thực hiện vào buổi sáng sau lễ cưới từ 1 đến 4 ngày, tùy thuộc vào thời gian và khoảng cách của hai bên gia đình. Người xưa quan niệm rằng không nên tổ chức vào chiều muộn vì rất có thể nó sẽ mang theo những ý nghĩa đen đủi không tốt.
4.2 Lễ lại mặt cần chuẩn bị những gì?
Lễ lại mặt không yêu cầu quá cầu kỳ về những lễ vật cần chuẩn bị như ngày dạm ngõ hay ngày cưới hỏi. Nhà trai cần đảm bảo chuẩn bị đầy đủ trầu cau, xôi, thịt và rượu để mang đến thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Nếu muốn giản lược hơn nữa thì nhà trai có thể thay bằng đồ ngọt hoặc hoa quả.
4.3 Trình tự lễ lại mặt
Về bản chất thì lễ lại mặt là bữa ăn thân mật nên thành phần tham dự sẽ chỉ có cha mẹ cô dâu và họ hàng gần của cô dâu. Chú rể sẽ mang quà lại mặt biếu bố mẹ cô dâu. Sau đó, cả cô dâu và chú rể sẽ cùng gia đình ăn những bữa cơm thân mật, cùng trò chuyện với bố mẹ và người thân. Kết thúc bữa cơm lại mặt, cô dâu chú rể sẽ quay lại nhà trai hoặc nhà riêng của cả hai.
5. Gợi ý một số trang sức quà cưới
Trang sức cưới có lẽ là một những tín vật không thể thiếu trong thủ tục cưới hỏi và ngày lễ trọng đại của cô dâu và chú rể. Đặc biệt khi xã hội ngày càng phát triển, việc chuẩn bị quà cưới hay tặng quà cưới cũng dần trở thành một thủ tục cưới hỏi điển hình.
5.1 Nhẫn Cưới Kim Cương
Nhẫn cưới kim cương được coi là món quà cưới đặc biệt ý nghĩa dành cho cô dâu chú rể. Bởi lẽ kim cương vốn được coi là biểu tượng cho tình yêu đôi lứa, cho sự gắn kết bền bỉ và kiên trì. Tương tự như việc cả cô dâu và chú rể cùng nhau trải qua những thử thách để từ đó biết “nhẫn” với nhau trong hôn nhân. Cũng chính bởi ý nghĩa đó mà nhẫn kim cương trở thành món quà cưới được nhiều người lựa chọn nhất.
5.2 Dây Chuyền Kim Cương
Một trong những món quà đặc biệt cho ngày cưới không thể bỏ qua đó chính là dây chuyền kim cương. Được chế tác từ những viên kim cương trắng tinh khôi, chiếc dây chuyền kim cương mang đến một vẻ đẹp quý phái và sang trọng cho người đeo. Đây cũng là biểu tượng cho sự kết nối vĩnh cửu giữa hai trái tim, ước mong cô dâu và chú rể viên mãn hạnh phúc.
5.3 Bộ Trang Sức Kim Cương
Bộ trang sức kim cương là món quà tuyệt vời với những ý nghĩa đặc biệt trong ngày cưới. Bộ trang sức kim cương gồm đầy đủ nhẫn, khuyên tai, vòng cổ được chế tác tinh xảo, đính kết tinh tế những viên kim cương lấp lánh. Tất cả tạo nên một biểu tượng vĩnh cửu của tình yêu, của sự bền vững và vẹn tròn trong hôn nhân. Bộ trang sức không chỉ mang đến vẻ đẹp tuyệt vời cho cô dâu trong ngày cưới. Mà nó còn như một món quà đáng giá giúp cô dâu lưu nhớ kỷ niệm với người tặng.
5.4 Khuyên Tai Kim Cương
Khuyên tai kim cương mang đến vẻ đẹp kiêu sa và tinh tế cho người đeo. Đặc biệt lại càng tô điểm lên sự quý giá và sang trọng trên của cô dâu và bộ váy cưới. Được chế tác tinh xảo từ những viên kim cương lớn hay những viên kim cương tấm lấp lánh. Khuyên tai kim cương không chỉ thể hiện vẻ đẹp độc đáo mà còn rất ý nghĩa mà người tặng muốn dành cho cô dâu trong ngày lễ thành hôn.
Chắc chắn rằng với những thủ tục cưới hỏi chi tiết cùng những món quà cưới cần thiết mà Cirila Diamond chia sẻ trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về những thủ tục cưới hỏi, quà cưới ý nghĩa….để sẵn sàng chuẩn bị sao cho tốt nhất.
Tìm hiểu thêm:
- Nhẫn kim cương dưới 5 triệu có tốt không? Cách bảo quản ra sao?
- Top các mẫu nhẫn kim cương dưới 20 triệu khiến bạn không thể rời mắt
- Đi tìm đáp án cho câu hỏi nhẫn cầu hôn đeo ngón nào hợp lí ?