Kim cương nhân tạo có lẽ đã không còn là cụm từ quá mới lạ, xong vẫn mang đến sức hút và sự tò mò cho mọi người khi nghe đến tên nó. Kim cương nhân tạo ra đời như một giải pháp lý tưởng, giảm nhiệt sự khan hiếm của kim cương tự nhiên, với vẻ đẹp lấp lánh không thua kém gì kim cương tự nhiên xong lại sở hữu mức giá vô cùng yêu thương. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại kim cương đặc biệt này cũng như cách thức tạo ra dòng kim cương nhân tạo này bạn nhé!
Kim cương nhân tạo là gì?
Kim cương tổng hợp hay còn gọi là kim cương nhân tạo là một dạng vật chất đã được nghiên cứu và chế tạo theo một số tiêu chí phù hợp trong môi trường phòng thí nghiệm. Từ đó, đá có độ bóng, tính chất lý hóa tương tự như kim cương nguyên chất trong tự nhiên. Nhưng do bàn tay con người và máy móc hiện đại tạo nên.
Đặc điểm và phương pháp sản xuất kim cương nhân tạo
Kim cương nhân tạo được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm và đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe, vì sản phẩm này đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp.
Theo quy trình sản xuất
- Thành phần là cacbon (ký hiệu C), cấu tạo là vật chất vô định hình, bền hơn cả kim cương về bản chất.
- Khối lượng riêng của chúng là 3,52g/cm3
- Chiết suất của kim cương tổng hợp là 2,417
- Ngoài ra, còn có những viên kim cương tổng hợp chịu được áp lực gấp 1,3 triệu lần theo một hướng, xong vẫn đảm bảo độ an toàn với mức áp suất trên 600.000 từ các hướng khác nhau.
- Chúng hiện có sẵn với nhiều kiểu dáng với nhiều loại lấp lánh như hồng, tím, xanh dương, xanh lá cây, đỏ, đỏ nhạt hoặc cam.
Về phương pháp sản xuất
Có hai phương pháp tổng hợp chính cho kim cương tổng hợp:
- Phương pháp nhiệt độ cao và áp suất cao: sử dụng nhiệt độ và áp suất cực cao để tạo ra môi trường tương tự như quá trình tái tạo kim cương tự nhiên.
- Một phương pháp khác là phương pháp bay hơi lắng đọng hóa học: sử dụng quá trình bay hơi hóa học của khí carbon dưới tác động của tia plasma, dẫn đến sự phân tách phân tử cho đến khi chỉ còn nguyên tử carbon lắng đọng và phát ra trên chồi kim cương.
Ưu nhược điểm của kim cương nhân tạo
Ưu điểm:
Kim cương nhân tạo mang lại nhiều lợi ích cho ngành công nghiệp và công nghệ chế tạo bởi:
- Giá cả hợp lý, rẻ hơn nhiều so với kim cương tự nhiên
- Ít lỗi do gia công và cắt rất tốt
- Có chất lượng tương đối tốt, thậm chí còn cứng và chắc hơn cả kim cương tự nhiên
- Không lẫn tạp chất trong quá trình sản xuất, độ trong suốt cao
- Nhiều lựa chọn hơn khi chúng có nhiều màu sắc khác nhau
- Xả stress từ kim cương tự nhiên, tôn thêm vẻ sang trọng, quý phái cho người sở hữu. Đồng thời, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và các ngành công nghệ cao.
Nhược điểm:
- Hàng hóa biến động nhiều, khó kiểm soát.
- Không có đơn vị nào định giá hoặc cấp chứng thư giám định để kiểm soát chất lượng kim cương.
- Rất ít đơn vị có thể phân biệt được kim cương tổng hợp Moissanite hay Cubic Zirconia mới.
- Kim cương nhân tạo là mặt hàng sở hữu chất lượng nằm giữa hai phân khúc phổ biến hiện nay (kim cương tự nhiên và moissanite) nên không có chỗ đứng trên thị trường.
Các loại kim cương nhân tạo phổ biến
1 Kim cương Cubic Zirconia (hay CZ)
Lấp lánh như kim cương, CZ là viên kim cương cổ điển bổ sung cho bất kỳ bộ trang phục nào. Nếu muốn nổi bật, bạn có thể chọn trang sức CZ bản lớn, vừa đảm bảo sức hút cho đối phương mà không quá đắt đỏ.
CZ là loại kim cương tổng hợp rẻ nhất. Nó có chất lượng và độ bền thấp nhất. CZ có độ cứng là 8 trên thang Mohs, thấp hơn nhiều so với 10 trên thang Mohs của kim cương tự nhiên.
2. Kim cương Nexus
Kim cưnơg Nexus Simulants có thành phần hóa học hoàn toàn khác với kim cương. Nexus có độ cứng 9,1 trên thang Mohs, cứng hơn cả kim cương CZ. Vì vậy, Nexus đắt hơn CZ.
3. Kim cương Moissanite
- Moissanite được tạo ra trong phòng thí nghiệm bằng cách sử dụng moissanite, một chất tương tự như kim cương.
- Moissanite gần giống với kim cương tự nhiên. Không màu, độ tinh khiết cao.
- Độ cứng của Moissanite Diamond = 9,25 Mohs.
4. Kim cương tổng hợp HPHT
Kim cương tổng hợp HPHT được con người tạo ra bằng áp suất cao từ phòng thí nghiệm, với cấu tạo gần như giống kim cương tự nhiên.
Những viên kim cương tổng hợp HPHT không màu, quý hiếm khi đạt cấp độ FL trở lên trên thang đo độ tinh khiết tiêu chuẩn 4C. Do đó, mức giá sở hữu cũng cao hơn 3 loại đá thông thường trên đây.
Kim cương nhân tạo và kim cương tự nhiên khác nhau ở đâu?
Do sự phức tạp của quy trình sản xuất, kim cương nhân tạo và tự nhiên có thể trông giống nhau đến mức khó có thể phát hiện ra sự khác biệt nếu không có người trong ngành. Bạn có thể tham khảo một số yếu tố khác nhau giữa chúng được tổng hợp dưới đây:
1. Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của kim cương tự nhiên là carbon. Trong điều kiện tự nhiên, nó được hình thành dưới áp suất và nhiệt độ nhất định. Tỷ trọng của kim cương tự nhiên dao động ở mức 3,51g/cm3.
Kim cương tổng hợp (cz) còn có tên khoa học là (cubic zirconia). Nó thường được tổng hợp từ nhựa hoặc thủy tinh, và ZrO2+Y3O2 cũng được sử dụng ở một số nơi. Phụ thuộc vào nhà sản xuất hoặc phòng thí nghiệm. Các hợp chất đồng hành của nó cũng được phân biệt để tạo ra tính thẩm mỹ giống như kim cương tự nhiên.
2. Độ cứng
Theo thang đo độ cứng Mohs, độ cứng của kim cương tự nhiên là 10, đây là con số tuyệt đối mà không loại đá quý nào có thể vượt qua được.
Đồng thời, độ cứng của kim cương tổng hợp không ổn định, tối đa là 8,5. Con số đó phụ thuộc một phần vào mức độ chuẩn bị và điều chế của các nhà sản xuất. Nhưng cách điều chế này không mang lại nhiều giá trị và khó đạt con số tuyệt đối (8,5). Kim cương tự nhiên cứng và bền hơn rất nhiều so với kim cương nhân tạo.
3. Độ bóng
Độ sáng thể hiện vẻ đẹp của những viên kim cương sau khi được gia công theo các vết cắt. Độ bóng còn phụ thuộc vào cách chế tác của người thợ kim hoàn. Một phần khác sau đó dựa trên độ cứng và độ ổn định của đá quý. Với kim cương chúng ta có một thang đo để định lượng độ sáng chói của chúng như sau:
- Kim cương có độ đánh bóng hoàn hảo (Excellent): Không xuất hiện các khuyết điểm đánh bóng còn sót lại.
- Kim cương có độ đánh bóng rất tốt (Very good): Rất khó để tìm được lỗi đánh bóng sai.
- Kim cương có độ đánh bóng tốt (Good): Phóng đại bề mặt x 10 cũng rất khó nhìn thấy những lỗi đánh bóng.
- Kim cương có độ đánh bóng khá (Fair): Phóng đại bề mặt x 10 sẽ phát hiện lỗi đánh bóng.
- Kim cương có độ đánh bóng kém (Poor): Bằng mắt thường có thể nhìn thấy rõ lỗi đánh bóng.
- Kim cương tự nhiên có độ bóng lớp E: Đây có thể được coi là sự hoàn mỹ về ngoại hình, từng đường nét cắt của viên kim cương tự nhiên.
Mặt khác, kim cương nhân tạo sẽ có vẻ đẹp tầm thấp, chỉ nằm ở mức V. Những viên kim cương này, xét về yếu tố đối xứng của các mặt, chỉ có G – vừa phải. Ngoài ra, kim cương đá tổng hợp (CZ) không bền màu, dễ đổi màu, phai màu và trầy xước theo năm tháng.
4. Chiết suất ánh sáng
Chiết suất phản ánh sự hấp thụ và phản ứng của các tia sáng. Khi một viên đá quý có chỉ số khúc xạ thấp, nó sẽ cho nhiều ánh sáng xuyên qua. Phản xạ trở lại ít hơn dẫn đến độ bóng ít hơn. Viên kim cương tự nhiên có chỉ số khúc xạ là 2,417.Cho thấy rằng các tia sáng bị phản xạ khi chúng tỏa sáng, làm cho kim cương tự nhiên có độ sáng chói vô song.
Kim cương nhân tạo có độ chiết suất rất thấp, chỉ 1217. Có thể nhìn thấy rõ các tia sáng khi chiếu vào. Kết quả là kim cương tổng hợp (CZ) ít lấp lánh, không thực sự nổi bật ở điều kiện bình thường và có xu hướng tạo cảm giác rẻ tiền.
5. Giá bán
Kim cương tự nhiên vốn đã trở thành một chuẩn mực trong ngành công nghiệp đá quý. Một viên kim cương tự nhiên 1 carat có giá khoảng 153,6 triệu đồng, mức giá này thường không dao động nhiều do được bảo hành bởi các công ty đá quý. Kim cương nhân tạo hiện nay tương đối rẻ, khó có thể mang ra so sánh với kim cương tự nhiên vì giá chỉ bằng một phần 10 so với mức giá kim cương tự nhiên.
Tìm hiểu thêm:
- 1 carat kim cương bao nhiêu tiền? Tại sao lại lấy số carat để định giá kim cương?
- Giấy kiểm định kim cương GRA là gì? Vai trò và cách đọc giấy kiểm định GRA
- Kim cương Fancy là gì? Tiêu chuẩn phân loại fancy color diamond
- Kim cương Emerald là gì? Cách chọn kim cương giác cắt Emerald chuẩn
Phân biệt kim cương nhân tạo và dạng đá nhái tổng hợp
Có rất nhiều món đồ trang sức được quảng cáo là gắn kim cương nhân tạo nhưng thực tế chúng thường được đính hàng nhái. Ghi nhớ ngay 4 tiêu chí để phân biệt kim cương nhân tạo và đá nhái tổng hợp ngay đây:
1. Nhận biết bằng giấy kiểm định
Đối với những địa chỉ bán kim cương uy tín thì sản phẩm bán ra phải đảm bảo đầy đủ giấy kiểm định.
Khách hàng có thể kiểm tra thông tin về viên kim cương trên trang web của cơ quan kiểm định thông qua cách nhập mã trên giấy kiểm định. Đối với những viên kim cương lớn, đơn vị chế tác sẽ khắc trực tiếp mã số lên viên kim cương của bạn.
Lưu ý: Khách hàng không nên mua kim cương không có giấy tờ rõ ràng để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
2. Nhận biết kim cương nhận tạo bằng Thử nghiệm Type IIA
Type IIA là kiểm định mức độ tinh khiết của carbon. Kim cương đạt chuẩn Type IIA sở hữu vẻ đẹp sáng bóng do không chứa nito. Loại IIa là một biến thể đá quý của kim cương cho bạn xác định được mức độ tinh khiết của carbon. Thông thường, loại kim cương này không chứa các nguyên tố nito, đó là lí do chúng không màu.
Hầu hết đá nhái nhân tạo đều sở là đá tinh khiết đạt chuẩn Type IIA, trong khi đó chỉ có khoảng 2% số kim cương tự nhiên được khai thác đạt chuẩn Type IIA. Tuy nhiên, không thể phòng tránh rằng trường hợp 2% kim cương tự nhiên thuộc Type IIa. Do đó, thử nghiệm này vẫn chưa được kết luận chính xác 100%.
3. Nhận biết bằng cách kiểm tra độ trong suốt
Kết cấu của kim cương nhân tạo được ra đời nhờ vào sự chế tác của con người, chính vì vậy mà nó được đánh giá cao với độ hoàn thiện cao và không lẫn tạp chất. Kim cương tự nhiên vẫn còn lẫn nhiều tạp chất hơn. Dùng kính lúp để kiểm tra độ nhiễm bẩn sẽ giúp bạn phân biệt được hai loại này.
Đương nhiên, đây sẽ không phải phương pháp kiểm định an toàn và khoa học nhất. Bởi, không thể bỏ qua trường hợp đá nhân tạo cố tình làm giảm chất lượng và độ trong suốt để làm giả thành kim cương thật. Hoặc cũng có trường hợp một viên kim cương tự nhiên hoàn hảo và lẫn rất ít, thậm chí không có tạp chất bên trong.
4. Nhận biết bằng phương pháp kiểm tra mức độ khúc xạ
Phương pháp này sử dụng ánh sáng cao chiếu trực tiếp vào hai loại kim cương. Kim cương tự nhiên có độ khúc xạ ánh sáng hoàn toàn khác và đẹp với nhiều màu đẹp mắt hơn so với đá nhái tổng hợp hay đá nhái nhân tạo.
Kim cương nhân tạo có giá thị trường hiện nay bao nhiêu?
Giá bán thông thường cho 1 viên kim cương nhân tạo có thể dao động từ 120.000 VNĐ đến 14.440.000 VNĐ dựa trên giá cập nhật gần nhất của mỗi đơn vị chế tác về kim cương nhân tạo. (mức giá có sự xê dịch tùy thuộc vào chất lượng, kích thước, trọng lượng và màu sắc của sản phẩm).
Đối với kim cương nhân tạo moissanite cắt kiểu Asscher sẽ có mức giá dao động từ 122.500 – 10.800.000 VND. (mức giá có sự xê dịch tùy thuộc vào chất lượng, kích thước, trọng lượng và màu sắc của sản phẩm).
Với kim cương Moissanite nhân tạo giác cắt hình trái tim có mức giá dao động từ 105.000 đến 4.800.000 VND. (mức giá có sự xê dịch tùy thuộc vào chất lượng, kích thước, trọng lượng và màu sắc của sản phẩm).
Mua kim cương nhân tạo ở đâu uy tín?
Sở hữu đặc điểm và nhiều ưu điểm vượt trội, kim cương nhân tạo hiện là một trong những loại đá quý được nhiều người khao khát sở hữu. Tuy nhiên thực tế thị trường lại chưa quá phát triển mạnh dòng đá này.
Đừng lo lắng vì từ bây giờ bạn có thể thỏa sức lựa chọn những trang sức kim cương nhân tạo cao cấp tại Cirila Diamond. Đơn vị uy tín chuyên kinh doanh các loại đá quý hàng đầu Việt Nam. Liên hệ với chúng tôi hoặc truy cập trực tiếp vào website: https://ciriladiamond.com/ để lựa chọn những sản phẩm đúng gu nhất cho mình và người thân yêu của mình bạn nhé!
Trên đây, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn tất tần tật mọi thông tin liên quan đến kim cương nhân tạo. Và cách phân biệt kim cương nhân tạo với kim cương tự nhiên cũng như các loại đá tổng hợp khác. Tin rằng với nguồn thông tin hữu ích này giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hơn trong việc lựa chọn trang sức kim cương. Chúc các bạn may mắn !
Gợi ý dành cho bạn:
- Có nên mua nhẫn kim cương dưới 10 triệu? Kinh nghiệm mua nhẫn giá rẻ
- Nhẫn kim cương dưới 5 triệu có uy tín không? Cách bảo quản
- Top các mẫu nhẫn kim cương dưới 20 triệu khiến bạn không thể rời mắt