Đá Zircon – bí ẩn về loại đá quý được ví như “kim cương”

Đá Zircon – chắc hẳn bạn đã từng nghe qua cái tên này rồi phải không? Đá zircon là loại trang sức đá được sử dụng ưa chuộng trong ngành trang sức, đặc biệt là tại các nước phương Tây. Bởi lẽ đây là loại đá có cấu trúc hóa học hoàn hảo gần như kim cương, với khả năng “hóa thân” thành nhiều màu sắc khác nhau.

1. Đá Zircon là gì? Tổng quan về đá Zircon

Cùng Cirila điểm qua một vài thông tin chung như khái niệm, nguồn gốc hình tành, đặc điểm, tính chất về loại đá Zircon đặc biệt này bạn nhé.

1.1 Đá Zircon Là Đá Gì?

Zircon là một khoáng chất nằm trong nhóm nesosilicat và có nguồn cung cấp zirconi kim loại. Tên hóa học của nó là silicat zirconium (IV) và có công thức hóa học là Zr SiO4. Loại đá này có cấu trúc tinh thể là hệ tinh thể tứ giác, với đa dạng màu sắc đặc trưng như nâu đỏ, hồng, tím, xanh lá hoặc vàng kim.

Đá Zircon

Đá Zircon có cái tên đặc biệt bắt nguồn từ tiếng Ba Tư Zargun, dịch ra là “màu vàng”. Tên gọi này bị biến thành “jargoon” – một thuật ngữ để chỉ những viên đá zircon màu sáng. Đá zircon trắng và xanh lam sở hữu vẻ đẹp lấp lánh với độ tán sắc tuyệt vời nên chúng có tính ứng dụng cao trong ngành trang sức, đặc biệt là ở Estates của Anh và thế kỷ 19.

1.2.Nguồn gốc đá Zircon

Zircon chủ yếu được tìm thấy ở những bãi biển đầy cát trải trên khắp thế giới, trong đó Úc là đất nước dẫn đầu về khai thác zircon với hơn 37% lượng zircon được sản xuất được tìm thấy ở đây.

Các nhà khoa học đã xác định rằng các tinh thể zircon từ vùng núi Jack ở Tây Nam Australia có tuổi đời lên đến 4.4 tỷ năm tuổi. Các nhà khoa học cũng cho rằng trái đất được hình thành cách đây khoảng 4.56 tỷ năm nên với tuổi đời này, zircon có thể là một trong những loại đá quý ra đời sớm nhất.

Đá Zircon

Đá Zircon cũng được tìm thấy nhiều ở một số nước Đông Nam Á, cụ thể là Campuchia. Đây là đất nước được biết đến với quy mô sản xuất zircon và biến nó thành màu xanh lam đặc biệt thông qua quá trình nung nóng. Đá Zircon màu đỏ và nâu được tìm thấy chủ yếu ở vùng Tanzania. Trong khi zircon màu vàng và xanh lá cây được tìm thấy từ sỏi đá quý ở Myanmar. Đối với mục đích thương mại thì zircon có nguồn gốc từ 2 quốc gia Thái lan và Sri Lanka.

Một số đơn vị sản xuất tinh thể zircon phổ biến khác trên thế giới đó là: Canada, Hoa Kỳ, Mexico, Nigeria, Na Uy, Đức, Ấn Độ, Hàn Quốc, Việt Nam…

1.3. Ý nghĩa và công dụng của đá Zircon

Sở hữu nhiều ý nghĩa đặc trưng chính la một trong những lí do mà người ta gọi đá zircon là loại đá phong thủy và được nhiều tín đồ lựa chọn. Zircon như một lá bùa mang đến sự may mắn và bình an trong cả cuộc sống và sự nghiệp cho người sở hữu. Mang năng lượng tích cực nên khi đeo trang sức từ đá zircon sẽ giúp chủ nhân tỉnh táo, bình tĩnh và luôn sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách và khó khăn.

Đá zircon còn giúp điều hòa cảm xúc giúp người đeo cởi mở và hòa đồng hơn, tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp hơn. Nhờ vậy mà họ luôn cảm thấy yêu đời, yêu cuộc sống và công việc, bạn bè xung quanh. Zircon được sử dụng như một tấm bùa hộ mệnh hấp thụ những năng lượng tích cực và xua tan những năng lượng xấu, xua đuổi tà ma hay ma quỷ.

2. Đá Zircon hợp với người mệnh nào?

Đá Zircon có rất nhiều màu, đa dạng về sắc thái nên với mỗi màu sẽ lại phù hợp với những cung mệnh khác nhau. Cụ thể:

  • Mệnh Kim: phù hợp với đá zircon không màu, vàng, nâu nhạt, vàng kim
  • Mệnh Mộc: phù hợp với đá Zircon màu xanh, màu đen
  • Mệnh Thủy: phù hợp với đá Zircon màu đen, không màu
  • Mệnh Hỏa: phù hợp với đá Zircon màu đỏ, hồng, xanh
  • Mệnh Thổ: phù hợp với đá Zircon nâu, nâu nhạt, vàng, đỏ, hồng

3. Đặc tính của đá Zircon

3.1 Tính chất hóa học của đá Zircon

Một số tính chất hóa học mà bạn có thể nhận biết được đá Zircon, đó là:

  • Công thức hóa học của đá Zircon: ZrSiO4.
  • Đá Zircon tự nhiên với các thành phần chính từ silicat, phóng xạ Thorium và uranium, nhiều trường hợp có lẫn cả Fe trong tạp chất.
  • Độ cứng của loại đá Zircon này đạt từ 7 – 7.5/10 thang điểm Mohs.
  • Tỷ trọng của đá Zircon đạt từ 4.0 – 4.7
  • Đá Zircon sẽ bị biến đổi trong điều kiện nhiệt độ từ 1450 độ C.

3.2 Tính chất vật lý của Zircon

Trong đá Zircon có một hàm lượng phóng xạ thorium và uranium giúp chúng phá vỡ ô mạng. Một khi thay đổi phóng xạ, tỉ trọng của Zircon sẽ bị giảm, làm biến dạng cấu trúc tinh thể, từ đó cũng làm biến đổi màu sắc.

Đá Zircon với đa dạng các gam màu sắc khác nhau như đỏ, hồng, nâu nhạt, vàng, đen, …hoặc không màu. Màu sắc sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình xử lý nhiệt độ. Tùy thuộc vào lượng nhiệt mà màu sắc của Zircon sẽ bị thay đổi để tạo ra màu sắc từ không màu đến vàng kim, xanh…

4. Tiêu chuẩn 4C đánh giá chất lượng đá Zircon

Dù là một loại đá quý có màu sắc đẹp, lấp lánh cùng độ quý hiếm nhất định, được sử dụng nhiều trong ngành công nghệ trang sức nhưng đá Zircon vẫn là cái tên không thực sự được nhiều người biết đến. Đây thực sự là điều đáng tiếc bởi những giá trị và ý nghĩa nó mang đến cho người dùng. Có 4 tiêu chuẩn 4C theo tổ chức GIA để đánh giá được chất lượng cũng như giá thành của đá Zircon. Đó là:

4.1.Tiêu chuẩn màu sắc (Color)

Một số đá zircon sở hữu tông màu đất ấm áp như mùa thu với gam màu nâng vàng, nâu đỏ. Đây cũng là 2 gam màu chủ đạo góp mặt trong nhiều bộ sưu tập đá quý, cảm hứng cho xu hướng thời trang trang sức. Ngoài ra không thể không kể đến những màu như xanh lục, đỏ, mắt mèo hay không màu cũng rất thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ người dùng.

Trong một vài trường hợp,  những viên đá Zircon bị lẫn tạp chất sẽ có phân loại màu khác nhau như:

  • Canary Zircon: là loại đá zircon màu vàng óng ánh
  • Chocola Zircon: là một trong số những loại đá zircon màu nâu
  • Ratanakari Zircon: một viên đá zircon xanh được đặt tên theo tên của mỏ đá ở Campuchia nơi loại đá này được khai quật
  • Mashewa Zircon: đá zircon màu cam được khai thác từ mỏ Mashewa ở Tanzania
  • Hyacinth (Dạ lan hương): với màu sắc độc đáo, là sự kết hợp giữa màu vàng và ngọc hồng lựu
  • Jargoon: đá màu vàng nhạt gần như không màu

Thực tế thì màu sắc của đá có thể thay đổi bằng biện pháp xử lý nhiệt. Ví dụ, với những viên zircon màu nâu đỏ hoặc vàng nâu có thể chuyển đổi thành màu xanh lam bằng cách tăng nhiệt từ 1500 – 1800 độ F. Việc dùng nhiệt để biến đổi màu sắc cũng giúp gia tăng độ tinh khiết và trong suốt của đá.

4.2.Tiêu chuẩn về độ tinh khiết (Clarity)

Đá Zircon là loại đá quý được các chuyên gia nhận định cao về độ tinh khiết, lẫn rất ít tạp chất nên rất khó để có thể nhìn bằng mắt thường. Vì là đá quý tự nhiên nên những chắc chắn sẽ có những tạp chất tồn tại trong nó. Và nó chỉ có thể nhìn thấy dưới ống kính hiển vi phóng đại.

Những viên zircon có giá trị cao đều là trong suốt hoặc có độ lấp lánh, rực lửa đặc trưng giúp phân biệt với các loại đá quý khác. Sự lấp lánh của những viên đá này đã chứng minh cho khả năng phản xạ và khúc xạ ánh sáng cũng như sắc màu của viên đá. Ngày nay, hầu hết các viên zircon được mài nhẵn nên khi chế tác trang sức đều rất khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nên giá trị thẩm mỹ hay giá trị vật chất cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều.

4.3. Tiêu chuẩn về giác cắt (Cut)

Việc chế tác zircon luôn là một thách thức với các chuyên gia chế tác trang sức đá quý vì loại đá này có tính giòn cao. Cũng chính vì thế mà người ta thường lựa chọn giác cắt tròn để giảm khả năng vỡ. Tận dụng tối đa độ bóng và rực rỡ của những viên đá này. Một số viên đá zircon cũng có những giá cắt đặc trưng như xếp tầng hay giác cắt zircon. Nhưng những kiểu cắt này lại không quá phổ biến và thường có chi phí chế tạo đắt đỏ.

4.4.Tiêu chuẩn về trọng lượng (carat)

Tính đến thời điểm hiện tại, có rất ít mỏ trên thế giới tìm thấy được Zircon. Nên nguồn cung Zircon rất hạn chế và kích thước của loại đá này thường sẽ phụ thuộc vào màu sắc. Đối với những viên đá zircon xanh lam hoặc xanh lục kích thước thường từ 1 – 10 carat, còn zircon vàng và cam thường có kích thước khoảng 5 carat. Các màu đỏ và tím thường nhỏ hơn.

Đá Zircon

5. Một số câu hỏi phổ biến về đá Zircon

5.1 Zicon có thể đổi màu không?

Màu sắc của đá zircon có thể thay đổi được dựa vào quá trình xử lý nhiệt. Ví dụ, đá màu nâu đỏ hoặc vàng nâu vẫn có thể chuyển đổi thành không màu hoặc xanh lam nếu gia tăng nhiệt đến 1500 – 1800 độ F.

5.2. Ứng dụng của đá Zircon là gì?

  • Đá Zircon được ứng dụng trong đúc đo, dùng làm vật liệu chịu lửa với hệ số giãn nở thấp và rất bền ở nhiệt độ cao.
  • Zircon được ứng dụng trong sản xuất gốm sứ, dùng nhiệt độ cao để phá vỡ phân tử zircon. Và tạo ra zirconium dioxide – một chất làm trắng, làm màu trong men và dùng làm hoạt tiết gốm sứ.
  • Zircon được ứng dụng trong nha khoa và làm răng giả.
  • Zircon được dùng để sản xuất các sản phẩm kim loại yêu cầu cao về khả năng chịu nhiệt và chống ăn mòn.
  • Zircon được sử dụng trong sản xuất các loại thép đặc biệt, dây tóc đèn, thiết bị máy tính, và một số linh kiện điện tử khác…
  • Zircon được sử dụng làm trang sức với ý nghĩa phong thủy đặc biệt.

5.3. Zincon có phải đá quý thật không?

Zircon là một loại đá quý tự nhiên, được hình thành bởi những khoáng vật lâu đời nhất trong hành tinh.

Trên đây là những thông tin Cirila Diamond chia sẻ về dòng đá Zincon quý hiếm này. Hy vọng rằng các tín đồ cuồng đá quý có được thông tin hữu ích để lựa chọn trang sức đính đá phù hợp.

Tìm hiểu thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *